Đầu tuần này,ávàngthếgiớilậpđỉnhmớirồigiảbet 188 giá vàng thế giới đạt mức cao nhất mọi thời đại. Khi mở cửa giao dịch phiên ngày thứ hai, giá vàng thế giới đã nhanh chóng vượt 2.100 USD/ounce và vọt lên tới 2.147 USD/ounce trước khi giảm về quanh vùng 2.023 USD/ounce
Theo đàiCNN, giá vàng thế giới lập đỉnh lịch sử hồi đầu tuần do được thúc đẩy bởi kỳ vọng ngày càng cao của các nhà đầu tư rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, còn gọi là Fed, sẽ cắt giảm lãi suất. Hai nguyên nhân còn lại là đồng USD yếu hơn và ảnh hưởng từ căng thẳng địa chính trị.
Trong những tuần gần đây, các nhà đầu tư ngày càng tin tưởng rằng Fed đã kiềm chế thành công lạm phát thông qua việc tăng lãi suất lên mức cao nhất 22 năm và có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất sớm nhất là vào tháng 3 năm sau.
Lãi suất cao hơn thúc đẩy lợi suất của các tài sản như Kho bạc Mỹ, qua đó thu hút các nhà đầu tư. Khi lãi suất thấp, giảm hoặc như trong trường hợp hiện nay là dự kiến sẽ giảm, nhu cầu về trái phiếu kho bạc giảm, còn vàng sẽ trở nên hấp dẫn hơn.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đã giảm từ mức cao nhất trong 16 năm là 5% vào giữa tháng 10 xuống còn 4,3% vào ngày 4.12.
Ông John Reade, chiến lược gia thị trường tại Hội đồng Vàng Thế giới, nói với đài CNN rằng với việc giới đầu tư dự đoán sẽ có đợt cắt giảm lãi suất trong năm tới, giá vàng "hoàn toàn có thể" tăng cao hơn mức cao kỷ lục ngày 4.12.
Những dự đoán về giá vàng cũng gây áp lực lên đồng USD. Lãi suất cao hơn có xu hướng làm tăng giá trị của đồng tiền, thu hút thêm vốn từ nước ngoài vào trong nước, vì các nhà đầu tư dự đoán sẽ kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Khi lãi suất giảm điều ngược lại sẽ xảy ra, tiền mất giá và dòng vốn chảy ra nước ngoài.
Tháng trước, đồng USD đã giảm 3% so với rổ 6 loại tiền tệ chính. Vì vàng được định giá bằng USD nên giá trị của đồng bạc xanh giảm đã khiến các nhà đầu tư bên ngoài Mỹ mua vàng với chi phí thấp hơn, điều này thúc đẩy nhu cầu và từ đó nâng giá vàng.
Ngoài ra, các nhà đầu tư thường coi vàng là tài sản trú ẩn an toàn vì chúng hữu hình và khan hiếm về mặt lý thuyết. Giá vàng đã tăng 10% trong năm nay do các bất ổn chính trị trên thế giới.
Trước viễn cảnh một thế giới ngày càng chia rẽ, các ngân hàng trung ương ở các thị trường mới nổi tăng cường tích trữ vàng. Ngoài ra, các nhà hoạch định chính sách ở những quốc gia này do lo sợ trước việc đóng băng dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương Nga ở phương Tây, đã đổ xô vào vàng như một phương tiện lưu trữ giá trị thay thế mà họ cho là an toàn hơn.
Theo Hội đồng Vàng Thế giới, các ngân hàng trung ương ở các thị trường mới nổi đã mua trung bình 473 tấn vàng mỗi năm từ năm 2010 đến năm 2021. Nhưng năm ngoái, họ đã mua 1.100 tấn vàng và trong 3 quý đầu năm của năm nay là 800 tấn.