Báo cáo về chỉ số chấp nhận tiền điện tử toàn cầu 2023 (Global Crypto Adoption Index - GCAI) do công ty phân tích thị trường blockchain Chainalysis ệtNamrớthạngvềchỉsốchấpnhậntiềnđiệntửem là bà nội của anhcủa Mỹ công bố cho thấy Việt Nam tụt từ vị trí thứ nhất xuống vị trí thứ ba với tổng điểm 0,568 điểm, trong khi Ấn Độ đạt 1 điểm và Negeria 0,624 điểm.
Chainalysis chỉ ra chỉ số chấp nhận đang tỷ lệ thuận với diễn biến về giá của thị trường. Cụ thể, vào quý IV/2021 khi giá Bitcoin cao nhất mọi thời đại, GCAI cũng cao nhất thế giới, sau đó giảm dần trong "mùa đông tiền số" và bắt đầu có dấu hiệu phục hồi gần đây.
Bảng xếp hạng dựa trên những chỉ số liên quan đến khối lượng giao dịch trên các sàn tập trung, khối lượng giao dịch ngang hàng (P2P), khối lượng giao dịch trên các nền tảng DeFi. Các chỉ số được lấy trung bình trong một năm, thang điểm chấm trong khoảng 0-1 cho từng quốc gia.
Nhận định về sự tụt hạng của Việt Nam trên bảng xếp hạng GCAI, ông Lê Thanh, nhà sáng lập startup Ninety Eight, cho rằng có nhiều yếu tố khiến thứ hạng thay đổi. Đầu tiên là ba nước trong top đầu gồm Ấn Độ, Negeria, Việt Nam đều có chung những đặc điểm về nhân khẩu học, tệp người dùng, số lượng người quan tâm đến tiền số, trong đó Ấn Độ nhỉnh hơn một chút.
Hơn một năm qua, thành công của một số dự án blockchain từ Ấn Độ như Polygon và Fantom ở Nam Phi đã giúp thúc đẩy sự phát triển hệ sinh thái tài chính phi tập trung (DeFi) và người dùng mới tại hai quốc gia này. Từ đó, các công ty blockchain, Web3 xuất hiện, nâng chỉ số tích cực liên quan đến việc chấp nhận tiền điện tử.
Trong khi đó, một năm qua, Việt Nam chưa có nhiều dự án mới và chưa thể hiện được dấu ấn trong phong trào Web3 cũng như định hướng dài hơi, kéo theo chỉ số GCAI của Việt Nam giảm.
Tại Diễn đàn Phát triển công nghệ blockchain và Web3 ngày 1/11, trong khuôn khổ Tuần lễ Đổi mới Sáng tạo (VIIE 2023) ở Hà Nội, Charles Hoskinson, nhà đồng sáng lập mạng blockchain Ethereum và Cardano, nói: "Việt Nam vẫn nằm trong top đầu thế giới về chỉ số chấp nhận tiền điện tử. Tuy nhiên điều khiến tôi ấn tượng là có nhiều người trẻ đang say mê phát triển các dự án. Thế giới tiền mã hóa sẽ sớm được chứng kiến những cải tiến hàng đầu tại đây".
Trong khi đó, bà Heesu Min, Giám đốc cấp cao của Binance, cho rằng một trong những yếu tố quan trọng để blockchain nói chung và tiền mã hóa nói riêng có thể thâm nhập sâu vào đời sống là chính sách pháp lý rõ ràng. Đây là thách thức chung của các nước trên thế giới.
Trước đó, trong báo cáo chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ blockchain đến năm 2025, định hướng đến năm 2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông cũng chỉ ra trong vòng một năm từ 7/2021 đến 6/2022, giá trị các hoạt động tài sản số ở Việt Nam lên tới 112,6 tỷ USD, cao hơn Singapore (101 tỷ USD). Trong 200 doanh nghiệp tiền mã hóa hàng đầu thế giới, có 7 doanh nghiệp do người Việt sáng lập. Việt Nam cũng có trên 10 doanh nghiệp có vốn hóa hơn 100 triệu USD, với ba dự án Việt từng đạt mức vốn hóa trên một tỷ USD là C98, Axie Infinity và Kyber Network.
Khương Nha